HÃY TỈNH THỨC

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014


Nụ cười

Thế giới giống như một tấm gương: bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn mặt với bạn; bạn mỉm cười với nó, nó cũng mỉm cười với bạn. 
Một nụ cười là một ngọn đèn nơi cửa sổ tâm hồn cho thấy trái tim đang ở nhà. 
Một nụ cười là hệ thống chiếu sáng của gương mặt và hệ thống sưởi ấm của con tim. 
Nếu không dùng nụ cười, bạn giống như người có bạc triệu trong ngân hàng, mà không có ngân phiếu.
Đa số các nụ cười đã bắt đầu nhờ một nụ cười khác. Khi bạn mỉm cười với ai, thường người ấy sẽ mỉm cười lại. Bạn đã làm cho đời sống của cả hai nên sáng tươi và tốt đẹp hơn. 
Có hàng trăm ngôn ngữ trên thế giới, nhưng nụ cười là ngôn ngữ ai cũng hiểu. Vì nụ cười là ngôn ngữ của tình yêu. 
Một nụ cười đáng giá hơn ngàn lời nói. 
Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con và với mọi người, điều này sẽ giúp các bạn lớn lên trong tình yêu đối với nhau. 
Hãy biểu lộ hạnh phúc qua khuôn mặt! Đấy là phần cửa hàng trưng bày, là cách tự quảng cáo tốt nhất! 
Điều giúp tiến xa nhất trong việc làm cho cuộc sống có giá trị, ít tốn phí nhất mà thu được nhiều nhất, đó chính là nụ cười tươi. Nó giá trị hằng triệu đô, mà lại không tốn một xu! 
Mặt trời cần cho bông hoa thế nào, nhân loại cũng cần những nụ cười như thế. 
Người hay cười thì có thêm bạn bè; kẻ nhăn nhó chỉ thêm các vết nhăn. Đời sống ta sẽ thêm giá trị nếu làm cho thế giới bớt khó đi dù chỉ cho một người bằng chỉ 1 nụ cười. 
Hãy mỉm cười, đó cũng là cách trị bệnh miễn phí!


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Ông Phật lạnh
  
Một ngày kia, Thiền Sư Ikkyu đi ngang qua một ngôi chùa và ghé vào xin trọ lại một đêm. Đêm đó, trời trở cơn thật lạnh và trong chánh điện không có gì để sưởi ấm ngoài ba tượng Phật gỗ. Sư Ikkyu chẳng nói chẳng rằng, leo lên rinh một pho tượng Phật xuống, chẻ ra chụm đốt sưởi ấm.
Lúc đó, ông đạo trụ trì chợt thức giấc và cảm thấy như có cái gì khác thường nên ông đạo đi chung quanh chùa xem xét. Đến cửa chánh điện, ông đạo tá hỏa tam tinh lên khi thấy nhà sư lang thang kia đang ung dung tự tại chẻ tượng Phật ra hơ ấm đôi taỵ Ông đạo tức quá, phùng mang trợn mắt la lớn lên:
- Trời ơi, ông làm cái gì vậy? Tại sao ông dám chẻ tượng Phật ra chụm lửa vậy trời? Bộ Ông điên rồi hả? Tôi thấy ông là nhà sư nên tôi mới cho ông vào trú chân qua đêm, nào ngờ đâu ông lại dám làm cái chuyện kinh thiên động địa thế này hả?
Thiền Sư ikkyu trả lời:
- Nhưng ông Phật trong tôi lạnh lắm. Tại sao lại hy sinh ông Phật sống này cho mấy ông tượng gỗ kia chứ?
Nhưng ông đạo tức giận cành hông nên nào có nghe thấy những gì Sư Ikkyu nói. Ông ta cứ ong óng lên:
- Trời ơi, thật đúng là điên quá cỡ rồi. Thế này thì chết tôi rồi còn gì. Thôi thôi, ông cuốn xéo đi cho tôi nhờ!
Sư Ikkyu lặng thinh, lấy cây que bươi bươi đống tro, có vẻ như muốn tìm tòi cái gì. Ông đạo lạ lùng, hỏi:
- Này ông lại muốn làm cái gì nữa đó?
- Ồ, tôi muốn tìm Xá-lợi Phật cho ông.
Ông đạo đang giận mà cũng phải bật cười:
- Ông thật đúng là không điên thì cũng khùng. Tượng Phật gỗ làm gì có Xá-lợi ?
Sư Ikkyu phá lên cười:
- Thế thì rinh nốt hai pho kia xuống đốt luôn đi. Trời còn lâu lắm mới sáng mà đêm nay thì lạnh lắm, ông đạo ạ.
(Sưu tầm)



Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Phán xét

Một tu sĩ Bà la môn sống bên kia đường đối diện nhà của một gái điếm. Mỗi ngày, khi ông ta chuẩn bị tiến hành việc cầu nguyện và thiền định, ông  ta nhìn thấy những người đàn ông ra vào phòng cô gái điếm. Ông ta nhìn thấy chính người đàn bà chào đón hoặc tạm biệt họ. Mỗi ngày, vị tu sĩ tưởng tượng và suy nghĩ về những hành động đáng hổ thẹn diễn ra trong phòng cô gái điếm, và trái tim của ông ta tràn đầy sự phỉ báng mạn mẽ đối với hành vi phóng đãng của người đàn bà. 
Mỗi ngày, cô gái điếm nhìn thấy vị tu sĩ thực hành những nghi lễ tôn giáo. Cô ta nghĩ nó thánh thiện biết bao khi dành thời gian để cầu nguyện và thiền định. "Nhưng", cô ta thở dài, "Số phận của ta là một gái điếm. Mẹ ta là một gái điếm, và con gái ta cũng sẽ như vậy. Đó là quy luật trên mảnh đất này." 
Vị tu sĩ và cô gái điếm chết cùng một ngày và cùng nhau đứng trước sự phán xét. Vô cùng kinh ngạc, vị tu sĩ bị kết tội về sự đồi bại của ông ta. 
"Nhưng", thầy tu phản kháng, "tôi đã sống một cuộc đời thanh khiết. Tôi đã dành những ngày tháng của mình vào việc cầu nguyện và thiền định."
"Phải", lời phán xét nói, "Nhưng trong khi thân xác ngươi đang thực hiện những hành động sùng đạo đó,  thì trái  tim ngươi khô héo bởi những phán xét nghiệt ngã và tâm hồn ngươi bị tàn phá bởi những tưởng tượng đầy dục vọng của mình." 
Người gái điếm được khen ngợi và sự trong sáng của cô ta. 
"Tôi không hiểu", cô ta nói, "Cả cuộc đời, tôi đã bán thân xác mình cho bất cứ người đàn ông nào trả tiền."

"Hoàn cảnh của cuộc đời ngươi đã đặt ngươi vào một nhà thổ. Ngươi được sinh ra ở đấy, và việc sống khác đi vượt quá sức ngươi. Nhưng trong lúc thân xác ngươi đang làm những hành động không xứng đáng, thì trái tim ngươi luôn trong sạch và mãi mãi hướng vào những suy ngẫm về sự thanh khiết của những buổi cầu nguyện và thiền định của vị tu sĩ."
                                                             ( Sưu tầm )                    

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014



XIN CHÀO CUỘC THẾ
                  Ghé chơi cõi thế cũng đà ,
My mươi năm l-như là thoi đưa .
Tìm Em di nng dm mưa ,
Hi h vin mng,quê xưa quên đường .
Thong đâu tiếng nhc vô thường ,
Cht nghe tnh gic dm trường dn thân.
Rp tâm gy dng trăm năm ,
Cuc chơi chc lát chng ngn ngi tan !
Chào Em ,ta bước sang ngang ,
Cũng nghe thoáng chút ng ngàng cõi xa .
Ái ân du có mn mà ,
Thương Em, thôi cũng…đành ,ta giã t ,
Tr Em v li Chơn như ,
Tm thân cát bi –Thôi ch tr xong,
V tay trng n tang bng ,
Nhc Vinh-Sinh T-Sc Không mm cười



Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014


ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA TÂM HỒN



Càng biết sống cuộc sống của mình, càng ngày người ta càng nghiệm ra những điều rất linh thiêng và mới mẻ trong chính tâm hồn mình. Chính những cảm nghiệm này giúp cho người ta càng trở nên bình lặng hơn trước những công việc và con người. Qua đó, người ta càng cảm thấy tính chất phù vân của mọi sự, nhận chân ra những giá trị sâu thẳm của cuộc đời mình, tình cảm và mọi thứ bên ngoài phải chăng chỉ còn là những điều phụ thuộc. Vì thế đối với những người có đời sống nội tâm sâu lắng, nhiều khi họ chẳng còn biết vui hay buồn, chẳng còn mơ ước thành công hay tốt đẹp bề ngoài, họ cứ để cuộc sống trôi qua như NÓ LÀ: không hối tiếc, không buồn thương, không cầu mong gì hết. Điều quan trọng đối với họ hằng ngày là làm những điều mình phải làm, sống những điều mình phải sống trong niềm cậy trông và phó thác, chỉ mong sao mọi sự được diễn biến và hòa nhập vào hoạch định tình yêu của Chúa, để rồi từ đó làm nên ý nghĩa và giá trị linh thiêng của cuộc đời họ.
 Vì thế con người của Chân Lý là con người luôn mang một nỗi thao thức và trăn trở duy nhất là hòa nhịp vào SỰ SỐNG rất thiêng liêng trong tâm hồn mình, và tha thiết được chìm sâu trong sự sống đó. Đó là vùng sâu thẳm cuốn hút tâm trí  con người khi họ tha thiết xây dựng cuộc đời mình dựa trên những giá trị tinh thần.
Không phải chờ tới một lúc nào đó người ta mới cảm thấy rằng: Đã hết rồi một thời tuổi trẻ với bao nhiêu ước vọng và tình yêu sôi nổi. Cũng đã hết rồi với những toan tính sự nghiệp tương lai, với những công trình rộng lớn-“Phù vân đấy thôi, hư vô một màu”. Tất cả đều là giả tạo do mình làm nên và muốn làm nên. Thật sự những ai biết lắng nghe tâm hồn mình thì đều sớm cảm nhận rằng: Chỉ có một cuộc sống đích thực là trở nên chính mình trong chương trình tình yêu của THIÊN CHÚA, ĐẤNG đã khởi đầu và đang xúc tiến hoàn thành công trình của Ngài. Và vì là công trình của Ngài nên cứ để cho Ngài thực hiện. Đó là chân lí và là chìa khóa vạn năng mở ra sự BÌNH AN sâu thẳm cho tâm hồn dù rằng hằng ngày vẫn đầy ắp những sự việc đa đoan giữa cuộc đời, nhưng người ta không còn phải lo lắng và sợ sệt cho bản thân mình nữa, vì họ nhận biết rằng tất cả mọi cái trong cuộc đời này không thuộc về mình, nên mình cũng không thuộc về nó.
Cuộc sống cao vượt mời gọi ta hãy tự nhủ mình: Hãy suy nghĩ như mình sắp chết, nhưng hãy hành động như mình bất tử. Đó là trạng thái ung dung, thanh thản, an nhiên tự tại để đón nhận cái định mệnh tạm thời

và thể hiện cái cùng đích vĩnh viễn của mình. Khi sống trong một tinh thần tự do giữa mọi công việc, nghĩa là không còn mang nặng những kỳ vọng, không còn dính bén vào những tình cảm thấp kém, không còn phụ thuộc vào những đánh giá bề ngoài, thì quả thực người ta cảm thấy một trạng thái thanh thản, an nhiên lạ lung, như bước vào một thế giới mới vậy. Đây không phải là cảm giác phút chốc như những niềm vui khác trong đời, nhưng là niềm vui tinh thần rất lắng đọng, sâu xa và bền vững. Cảm nhận niềm vui thâm sâu này người ta sẽ không còn ham muốn những niềm vui nhỏ nhen khác.
Đây là một kinh nghiệm sống hiện thực chứ không phải chỉ là giấc mơ đẹp. Đó là hoa trái ân sủng bình thường của những ai chăm chú bước theo Đức Kito và lắng nghe tiến Ngài trong sâu thẳm của tâm hồn mình. Tất cả đều nằm trong khả năng bình thường của mọi con người, nhưng rất tiếc khi xa rời Đức Kito trong cuộc sống đời thường thì người ta chỉ còn sống với những niềm vui tạm bợ.
Vì thế đối với Chúa, tâm hồn cứ phải như đứa bé nép mình vào long mẹ: Vì yêu thương của lòng Mẹ sẽ sưởi ấm trái tim con, bầu sữa mẹ sẽ nuôi con lhôn lớn, vòng tay mẹ là sự chở che con tháng ngày, tâm tư của mẹ sẽ làm nên tấm lòng con, thái độ của mẹ sẽ thấm nhuần tâm trí con, ánh mắt của mẹ sẽ cho con sự hiền lành, khôn ngoan, và cuối cùng toàn thể cuộc sống của mẹ làm nên cuộc sống của con. Chính Đức Kito thấm nhuần đời sống ta như vậy trong sự khát khao đổi mới từng ngày của chính mình.
Đây không phải là lối diễn tả thơ mộng, nhưng là một diễn biến sống động, là kinh nghiệm và đúng hơn là một chứng nghiệm của tâm hồn khi chìm sâu trong Đức Kito qua đời sống hằng ngày. Đó cũng là tâm thế chân thật của những ai biết đón nhận Đức Kito là tất cả của đời mình; dám chịu những mất mát, thiệt thòi tạm bợ khác và dám coi mọi sự như RƠM RÁC.

Chia sẻ tâm tình
Linh mục Thái Nguyên


      



Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014


VUI TÀN MỘNG


                     V u i   t à n   m ộ n gNhững con dao tôi cất dấu,
Tự bao đời bỗng nhiên hiện hữu,
Trong cơn mộng hoàng hôn,
Những con dao nhọn hoắt,
Sắc bóng và đen tuyền.
Chúng có mặt như một niềm tin,
Như một tự hào
Và như một sợ hãi…

Trong cơn mộng
Tôi sử dụng chúng
Để bảo vệ, giành giựt, tấn công…
Tôi vung dao răn đe,
Tôi vung dao xua đuổi,
Tôi vung dao chạy trốn,
Và quơ dao loạn xạ…       
                                             
                    Nhưng lạ chưa?
Sức cùng lực kiệt chăng?
Tôi múa, dao không lên,
Tôi đâm, dao không tiến,
Tôi rút, dao không lùi…
Tôi mệt nhoài sợ hãi,
Tôi dừng cơn chiến đấu,
Tôi buông dao trong tay,
Tôi buông dao trong lòng…
Tích tắt mọi điều ngưng bặt .

Và ô kìa,
Lạ lùng quá đỗi:                               
Người thân vẫn còn đây,
Bạn bè vẫn còn đấy,
Kẻ thù vẫn còn kia,
Cảnh vật chẳng chia lìa,
Mà sao đều như rực sáng,
Dòng giao lưu thân thiện.                       

Không còn phòng thủ,
không còn tự hào, 
không còn sợ hãi,                     
Lòng tôi thơ thái,
nhẹ nhàng tỉnh giấc cơn mơ,
             Ngoài kia tiếng chim véo von,
Bình minh chào đón!







Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014


Suy ngẫm
Ông Phật lạnh
  
Một ngày kia, Thiền Sư Ikkyu đi ngang qua một ngôi chùa và ghé vào xin trọ lại một đêm. Đêm đó, trời trở cơn thật lạnh và trong chánh điện không có gì để sưởi ấm ngoài ba tượng Phật gỗ. Sư Ikkyu chẳng nói chẳng rằng, leo lên rinh một pho tượng Phật xuống, chẻ ra chụm đốt sưởi ấm.
Lúc đó, ông đạo trụ trì chợt thức giấc và cảm thấy như có cái gì khác thường nên ông đạo đi chung quanh chùa xem xét. Đến cửa chánh điện, ông đạo tá hỏa tam tinh lên khi thấy nhà sư lang thang kia đang ung dung tự tại chẻ tượng Phật ra hơ ấm đôi taỵ Ông đạo tức quá, phùng mang trợn mắt la lớn lên:
- Trời ơi, ông làm cái gì vậy? Tại sao ông dám chẻ tượng Phật ra chụm lửa vậy trời? Bộ Ông điên rồi hả? Tôi thấy ông là nhà sư nên tôi mới cho ông vào trú chân qua đêm, nào ngờ đâu ông lại dám làm cái chuyện kinh thiên động địa thế này hả?
Thiền Sư ikkyu trả lời:
- Nhưng ông Phật trong tôi lạnh lắm. Tại sao lại hy sinh ông Phật sống này cho mấy ông tượng gỗ kia chứ?
Nhưng ông đạo tức giận cành hông nên nào có nghe thấy những gì Sư Ikkyu nói. Ông ta cứ ong óng lên:
- Trời ơi, thật đúng là điên quá cỡ rồi. Thế này thì chết tôi rồi còn gì. Thôi thôi, ông cuốn xéo đi cho tôi nhờ!
Sư Ikkyu lặng thinh, lấy cây que bươi bươi đống tro, có vẻ như muốn tìm tòi cái gì. Ông đạo lạ lùng, hỏi:
- Này ông lại muốn làm cái gì nữa đó?
- Ồ, tôi muốn tìm Xá-lợi Phật cho ông.
Ông đạo đang giận mà cũng phải bật cười:
- Ông thật đúng là không điên thì cũng khùng. Tượng Phật gỗ làm gì có Xá-lợi ?
Sư Ikkyu phá lên cười:
- Thế thì rinh nốt hai pho kia xuống đốt luôn đi. Trời còn lâu lắm mới sáng mà đêm nay thì lạnh lắm, ông đạo ạ.
(Sưu tầm)